Cùng xem 10 máy in mã vạch Postek làm chủ công nghệ năm 2016 với hãng máy in mã vạch Postek.

Năm 2016 bắt đầu mở màn với 10 máy in mã vạch Postek làm chủ công nghệ năm trong năm 2016.

máy in mã vạch Postek làm chủ công nghệ

Máy in công nghiệp POSTEK TX6 300 DPI

Xem máy in mã vạch Postek làm chủ công nghệ 2016 là 10 máy in mã vạch Postek nó là các máy in mã vạch in  từ vài ngàn tem đến hàng trăm ngàn con tem mỗi một ngày làm việc. Cụ thể các models như sau G3106, G2000, G3000, G6000, TX2, TX3, TX6, TX2R, TX3R, TX6R. Trong phần sản phẩm chúng tôi có ghi chi tiết các thông số kỹ thuật, phông chữ, mã vạch in được, tốc độ của máy in, độ phân giải của đầu in, bề rộng in được.

Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu về công nghệ RFID của máy in Postek TX2R, TX3R, TX6R. Trong phần mềm tạo nhãn mã vạch có một vị trí nói đến việc chọn vào nó khi in các tag RFID. Vậy tem nhãn RFID là một tem nhãn có gắn chip điện tử và ghi chứng minh thư cho sản phẩm mang nó lên mình.

máy in mã vạch Postek làm chủ công nghệ

Tem nhãn xi vàng bán tại Vinh An Cư

Công nghệ RFID là gì? máy in Postek nào có thể áp dụng công nghệ này. Xin thưa với các bạn là Postek TX2R, TX3R, TX6R chúng ta áp dụng công nghệ RFID nhanh chóng và hiệu quả nhất ngay trong năm nay. Xem ngay định nghĩa:

RFID (Radio Frequency Identification) là công nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến. Công nghệ này cho phép nhận biết các đối tượng thông qua hệ thống thu phát sóng radio, từ đó có thể giám sát, quản lý hoặc lưu vết từng đối tượng. Là một phương pháp nhận dạng tự động dựa trên việc lưu trữ dữ liệu từ xa, sử dụng thiết bị thẻ RFID và một đầu đọc RFID. Theo Wiki xem thêm

https://vi.wikipedia.org/wiki/RFID

  • Lợi ích của việc ứng dụng công nghệ này trong quản lý mọi thứ trên trần gian và mọi công việc làm cho nó tốt nhất hiện nay.
  • Sử dụng hệ thống không dây thu phát sóng radio. Không sử dụng tia sáng như mã vạch.
  • Thông tin có thể được truyền qua những khoảng cách nhỏ mà không cần một tiếp xúc vật lý nào.
  • Có thể đọc được thông tin xuyên qua các môi trường, vật liệu như: bê tông, tuyết, sương mù, băng đá, sơn và các điều kiện môi trường thách thức khác mà mã vạch và các công nghệ khác không thể phát huy hiệu quả.

Bạn đã từng nghe về công nghệ RFID — Đó là viết tắt của cụm từ Radio Frequency Identification (Nhận dạng tần số sóng vô tuyến). Nhưng có lẽ bạn còn đang băn khoăn không biết liệu công nghệ mới này có tính năng ra sao và ứng dụng như thế nào?

Thời gian gần đây, một số tổ chức, hãng tư vấn nổi tiếng thế giới đã nghiên cứu và khuyến cáo các công ty ở mọi quy mô khác nhau nên ứng dụng các giải pháp nhận dạng không dây, trong đó RFID là một trong số các công nghệ mới.

Các chuyên gia cho rằng những hệ thống nhận dạng dữ liệu tự động không dây như RFID hoàn toàn có thể giảm thiểu các sai sót về địa điểm, dây chuyền cung ứng và đánh cắp sản phẩm lên tới 90%, gia tăng hiệu suất từ 12 đến 15% và giảm thời gian kiểm đếm, quản lý từ 35 tới 40%, qua đó tạo dựng được một lợi thế cạnh tranh rõ nét.

Vậy chính xác công nghệ RFID là gì?

Đó là một kỹ thuật nhận dạng sóng vô tuyến từ xa, cho phép dữ liệu trên một con chíp được đọc một cách “không tiếp xúc” qua đường dẫn sóng vô tuyến ở khoảng cách từ 50 cm tới 10 mét, tùy theo kiểu của thẻ nhãn RFID.

Hệ thống RFID gồm hai thành phần: thứ nhất là những chiếc thẻ nhãn nhỏ (cỡ vài cm) có gắn chip silicon cùng ăng ten radio và thành phần thứ hai là bộ đọc cho phép giao tiếp với thẻ nhãn và truyền dữ liệu tới hệ thống máy tính trung tâm.

Bộ nhớ của con chip có thể chứa từ 96 đến 512 bit dữ liệu, nhiều gấp 64 lần so với một mã vạch. Ưu việt hơn, thông tin được lưu giữ trên con chíp có thể được sửa đổi bởi sự tương tác của bộ đọc. Dung lượng lưu trữ cao của những thẻ nhãn RFID thông minh này sẽ cho phép chúng cung cấp nhiều thông tin đa dạng như thời gian lưu trữ, ngày bày bán, giá và thậm chí cả nhiệt độ sản phẩm.

“Bằng việc gắn thẻ RFID lên các vật dụng và mở bộ đầu đọc trên máy tính, các công ty có thể tự động biết được rất nhiều thông tin”, Kevin Ashton, Phó chủ tịch hãng Thing Magic, một nhà cung cấp lớn giải pháp RFID, cho biết.

Với công nghệ RFID, các sản phẩm ngay lập tức sẽ được nhận dạng tự động.
Chip trên thẻ nhãn RFID được gắn kèm với một ăngten chuyển tín hiệu đến một máy cầm tay hoặc máy đọc cố định. Các máy này sẽ chuyển đổi sóng radio từ thẻ RFID sang một mã liên quan đến việc xác định các thông tin trong một cơ sở dữ liệu máy tính do cơ quan quản lý kiểm soát.

Thẻ RFID, có thể đính lên bất cứ sản phẩm nào, từ vỏ hộp đồ uống, đế giày, quần bò cho đến trục ôtô. Các công ty chỉ việc sử dụng máy tính để quản lý các sản phẩm từ xa. RFID có thể thay thế kỹ thuật mã vạch hiện nay do RFID không chỉ có khả năng xác định nguồn gốc sản phẩm mà còn cho phép nhà cung cấp và đại lý bán lẻ biết chính xác hơn thông tin những mặt hàng trên quầy và trong kho của họ. Các công ty bán lẻ sẽ không còn phải lo kiểm kho, không sợ giao nhầm hàng và thống kê số lượng, mặt hàng sản phẩm đang kinh doanh của các cửa hàng. Hơn nữa họ còn có thể biết chính xác bên trong túi khách hàng vào, ra có những gì.

Khi một RFID được gắn vào một sản phẩm, ngay tức khắc nó sẽ phát ra các tín hiệu vô tuyến cho biết sản phẩm ấy đang nằm ở chỗ nào, trên xe đẩy vào kho, trong kho lạnh hay trên xe đẩy của khách hàng. Do thiết bị này được nối kết trong mạng vi tính của cửa hàng nên nhờ vậy các nhân viên bán hàng có thể biết rõ sản phẩm ấy được sản xuất khi nào, tại nhà máy nào, màu sắc và kích cỡ của sản phẩm; để bảo quản sản phẩm tốt hơn thì phải lưu trữ nó ở nhiệt độ nào.

Nhờ RFID sẽ giảm được rất nhiều thời gian và chi phí quản lý, lợi nhuận sẽ cao hơn. Bởi: RFID là một công nghệ đang nổi.

Bạn hãy nói chuyện với những công ty đang ứng dụng RFID và sẽ thấy rõ ràng chúng ta chưa hiểu nhiều về công nghệ mới này. Những gì chúng ta biết đã và đang thay đổi từng ngày.

Về lâu dài, nhiều chuyên gia RFID tin tưởng rằng RFID sẽ phổ biến như việc sử dụng các máy tính cá nhân trong kinh doanh ngày nay.

Có thể thấy, quyết định ứng dụng RFID trong các công ty chỉ còn phụ thuộc vào vấn đề thời gian. Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa, RFID vẫn là một khoản đầu tư về thời gian và tiền bạc rất mới mẻ cũng như là một công nghệ hết sức tiềm năng.

Hãy kiên nhẫn nếu bạn có thể. Nếu các đối tác kinh doanh của bạn không đề nghị RFID, “bạn có thể dành thêm thời gian để tìm hiểu và quan sát thêm về công nghệ RFID. Chắc chắn thời gian tới sẽ có rất nhiều thay đổi”. Ở Việt Nam các công ty lớn như KUMHO TIRE áp dụng RFID để xác định vị trí của từng loại nguyên vật liệu cấu thành từng mẻ cao su khi trộn ra. Thí dụ cụ thể như sau khi muốn trộn một mẻ cao su cho mặt trong inner thì bao gồm bao nhiêu loại cao su nguyên liệu, bao nhiêu loại hóa chất và chất xúc tác, bao nhiêu loại chất độn…khi đưa vào đúng vị trí có gắn chip RFID đúng hoàn toàn thì khớp với hệ thống dữ liệu lưu ở máy tính cho nên máy sẽ báo đèn xanh có nghĩa là mọi thành phần cấu tạo nên mẻ trộn cao su inner là trùng khớp với cơ sở dữ liệu có sẵn và lưu sẵn trên máy tính khớp với spec cao su này. Nếu một trong những thành phần được đưa vào sai thì nhờ vào quản lý dữ liệu RFID đèn sẽ báo đỏ và khi đó người vận hành phải kiểm tra lại 100% các thành phần vật tư xem có đúng hay là chưa? Chưa hết để làm ra một cái lốp xe mà chúng ta gắn vào xe chạy ta phải kết hợp rất nhiều loại bán thành phẩm như vậy mà mỗi bán thành phẩm lại là một sự kết hợp nhiều loại nguyên liệu như inner nói trên thì không thể quản lý kiểu chơi chơi. Khi có bất kì một sự cố nào như nổ lốp xe chết người cần truy cứu nguồn gốc cái lốp xe đó làm ra từ ngày nào, chạy được bao lâu, chạy bao nhiêu cây số, ai làm ra cái lốp xe đó, ca nào làm ra lốp xe đó, từng bán thành phẩm cấu tạo nên nó, bán thành phẩm đó làm ra ngày nào, ca nào, bán thành phẩm đó làm từ nguyên vật liệu gì, nguyên vật liệu đó nhập kho ngày nào, nhà cung cấp nguyên vật liệu đó là ai? sẽ có 1001 câu hỏi sẽ được đặt ra khi truy vấn một cái lốp xe. Như vậy nếu các bạn quản lý bằng checklist hay checksheet một các chuẩn nhất có ghi chép cẩn thận từ Operator, ca trưởng, đội trưởng quản lý ki tá cẩn thận…thì việc truy lại rất mất thời gian. Trong khi toàn bộ chuỗi công việc nói trên với công nghệ RFID chỉ trong vòng một đến năm phút là bạn có đủ dữ liệu chính xác tuyệt đối đã lưu trên máy chủ của máy tính khi tiến hành xem lại cái lốp xe đó qua từng công đoạn hình thành là xong. Gần 8 năm trời ở trong nhà máy KUMHO TIRE chúng tôi thấy RFID và mã vạch là một phần không thể thiếu trong quản lý sản phẩm và dây chuyền công nghiệp dùng tìm chính xác cái mà ta muốn tìm lại và xác định lại nó. Thí dụ trên giúp ta hiểu rõ hơn về công nghệ RFID và tại sao cần máy in mã vạch có chức năng in nhãn RFID là vậy.

Phân biệt NFC và RFID trong ứng dụng mã vạch

Ngày nay, có lẽ bạn thường nghe nói đến công nghệ NFC và RFID có thể thay thế cho công nghệ mã vạch. NFC và RFID thực chất là gì, giống và khác nhau ra sao?

Khi tìm hiểu về NFC và RFID, có lẽ bạn sẽ thấy ngay định nghĩa (khô khan) của NFC và của RFID trong nhiều trang mạng:

“NFC (Near Field Communication) là tập hợp các chuẩn để thiết lập liên lạc vô tuyến (radio communication) giữa các thiết bị bằng cách cho chúng đến gần nhau hoặc chạm vào nhau”.

“RFID (Radio-frequency identification) là việc ứng dụng sóng điện từ có tần số vô tuyến (radio frequency) cho cơ chế truyền dữ liệu không dây, không tiếp xúc, dùng để nhận dạng tự động và theo dõi vật thể có gắn thẻ”.

Hai định nghĩa na ná như nhau, nhưng định nghĩa về RFID không nhấn mạnh đến khoảng cách (gần hoặc chạm) và nhắc đến chức năng nhận dạng vật thể có gắn thẻ chứa dữ liệu. Những miếng mỏng, nhỏ, có vi mạch, gọi là thẻ RFID (RFID tag), thẻ NFC (NFC tag) đã được dùng trong thực tế, để gắn hoặc dán lên mọi thứ, có vai trò tương tự miếng giấy in mã vạch mà bạn đã quá quen thuộc. Trong tương lai gần, thẻ RFID và thẻ NFC có thể chứa vi mạch không dùng kim loại. Đó là thành tựu đã đạt được trong nghiên cứu nhưng chưa được triển khai.

Trong việc phân loại công nghệ, người ta thường xem NFC là trường hợp riêng của RFID. NFC ứng với việc liên lạc bằng sóng vô tuyến tần số thấp, có khoảng cách liên lạc nhỏ hơn 4 cm. Nói chung, tần số cao hơn cho khoảng cách liên lạc dài hơn. Công nghệ RFID được xây dựng cho việc liên lạc tầm ngắn, khoảng 100 m trở lại.

Tương tự trường hợp mã vạch, dữ liệu trong thẻ RFID được thu nhận bởi đầu đọc RFID (RFID reader). Sóng điện từ phát ra từ đầu đọc RFID kích hoạt thẻ RFID, làm cho thẻ RFID có khả năng phát sóng dù không có nguồn năng lượng.Nhờ có khả năng phát sóng, thẻ RFID gửi dữ liệu chứa trong nó cho đầu đọc.

Khác với trường hợp mã vạch (chỉ dùng để phân loại sản phẩm), thẻ RFID gắn vào vật thể được dùng như “chứng minh thư” của vật thể. Do vậy, thẻ RFID được dùng trong các hệ thống theo dõi xe cộ qua trạm gác, theo dõi hành lý ở sân bay, theo dõi linh kiện trong kho hàng hoặc trong dây chuyền lắp ráp. Với khoảng cách liên lạc đủ dài, đầu đọc RFID có thể nhận dạng đồng thời cả trăm vật thể chuyển động có gắn thẻ RFID.

Đọc thẻ RFID trong kho hàng.

Trong các hệ thống chuyên dùng, để sóng phát ra bởi thẻ RFID không quá yếu, thẻ RFID có nguồn năng lượng riêng (pin).Người ta gọi đó là thẻ RFID chủ động (active RFID tag), phân biệt với thẻ RFID thụ động (inactive RFID tag) không có nguồn năng lượng riêng.

Có thể bạn đang tự hỏi rằng công nghệ RFID có từ khi nào, sao bây giờ trở thành thời thượng? Bằng sáng chế đầu tiên của công nghệ RFID được cấp vào năm 1973. Cũng như mọi tiến bộ công nghệ, RFID phải mất vài thập niên để thâm nhập đời sống. Thẻ RFID nay có giá thành khá rẻ: khoảng 0,1 – 1,5 USD cho thẻ thụ động và khoảng 5 – 20 USD cho thẻ chủ động. Tuy nhiên, dù rẻ thế nào, thẻ RFID không thể rẻ hơn miếng giấy in mã vạch. Có khi người ta hình dung thẻ RFID sẽ thay thế hoàn toàn mã vạch, mọi thứ hàng hóa trong siêu thị sẽ được gắn thẻ RFID, bạn chỉ cần cho xe đẩy chứa hàng của mình đi ngang qua đầu đọc RFID và biết ngay số tiền phải trả. Nhưng đó là hình ảnh của tương lai xa bất định!

Cũng như trường hợp mã vạch, công nghệ RFID chỉ trở nên quen thuộc với người tiêu dùng khi việc ghi thông tin vào thẻ được tiến hành dễ dàng, ai cũng làm được. Ở khía cạnh này, NFC tiếp cận đời sống nhanh chóng hơn RFID vì đầu ghi và đầu đọc NFC hiện đang nằm trong tay bạn: chiếc smartphone. Samsung và Sony đã sản xuất thẻ NFC.Trong khi thẻ TecTiles của Samsung là thẻ NFC mỏng, dùng để dán vào mọi thứ (giá 3 USD/chiếc), thẻ Xperia của Sony là thẻ cứng, dùng để treo (giá 11 USD/chiếc).

Đọc thẻ NFC (TecTiles của Samsung).

Đọc thẻ NFC (Xperia Smart Tag của Sony).

Để ghi thông tin vào thẻ NFC, hiện nay bạn có thể dùng smartphone chạy hệ điều hành Android (chưa thể dùng iPhone vì iPhone chưa có chức năng NFC) và phần mềm miễn phí NFC Task Launcher (tải xuống từ Google Play).Phần mềm NFC Task Launcher giúp bạn ghi các chỉ thị cho smartphone vào thẻ NFC. Sau đó, khi bạn cho smartphone áp vào thẻ NFC, smartphone lập tức tự động thực hiện nhiệm vụ (task) nào đó theo chỉ thị.

Trên In Tét Nét gợi ý một số ứng dụng khả dĩ của thẻ NFC:

Ở cửa nhà: Khi về đến nhà, bạn áp smartphone vào thẻ NFC ở cửa ra vào để tự động bật chức năng thu sóng Wi-Fi, tắt chức năng thu sóng Bluetooth, tăng âm lượng nhạc chuông,… hoặc tự động gửi tin nhắn có nội dung đã định cho người thân. Đối với loại chỉ thị bật/tắt, bạn áp smartphone vào thẻ NFC để bật và áp lần nữa để tắt.

Trong phòng khách: thẻ NFC ở tường phòng khách giúp smartphone tự động đăng nhập mạng Wi-Fi trong nhà. Điều này giúp bạn cho phép khách dùng mạng Wi-Fi mà không cần thông báo mật khẩu.

Trong bếp: Sau khi bật bếp hoặc bật lò vi sóng, bạn áp smartphone vào thẻ NFC ở gần lò để được smartphone báo động sau năm phút hoặc mười phút.

Ở giường ngủ: Khi vào giường, bạn áp smartphone vào thẻ NFC ở đầu giường để smartphone chuyển qua chế độ im lặng và thực hiện nhiệm vụ của đồng hồ báo thức.

Trên xe hơi: Thẻ NFC gắn trên xe giúp smartphone của bạn tự động bật chức năng Bluetooth để tương tác với máy hát hoặc tai nghe Bluetooth có sẵn trong xe (phát những bài “nhạc tuyển” của bạn,…), chạy phần mềm định vị và dẫn đường.

Tại văn phòng: Thẻ NFC ở bàn giấy giúp smartphone tự động chuyển qua chế độ im lặng, bật Wi-Fi, đăng nhập Foursquare hoặc mở phần mềm sổ tay, lịch trình.

Tại sân tập thể dục thể thao: Thẻ NFC gắn ở ba-lô giúp smartphone im lặng và tự động chạy phần mềm kết nối Bluetooth với vòng “thông minh” đeo ở cổ tay, giúp theo dõi nhịp tim và lượng vận động.

Tại nơi công cộng: Khi đi ra ngoài, làm việc với máy tính xách tay hoặc máy tính bảng ở nơi không có sóng Wi-Fi, bạn có thể áp smartphone vào thẻ dán ở máy tính để smartphone tự động trở thành điểm phát sóng Wi-Fi (Wi-Fi hotspot), cho phép máy tính kết nối với Internet thông qua smartphone.

Smartphone hiện nay không chỉ có tác dụng như đầu ghi, đầu đọc thẻ NFC, mà còn có thể đóng vai trò của thẻ NFC chủ động. Nhờ vậy, hai chiếc smartphone đặt sát nhau có thể tự động trao đổi dữ liệu cho nhau. Truyền dữ liệu hai chiều là đặc điểm của riêng NFC.

Liên lạc hai chiều bằng sóng NFC.

Do cơ chế liên lạc tay đôi ở tầm rất gần, NFC có những ứng dụng đặc thù, gần gũi cuộc sống thường nhật. Có lẽ vì vậy mà định nghĩa của NFC không nhấn mạnh chức năng nhận dạng như RFID. Trong tương lai gần, có lẽ người tiêu dùng sẽ dần quen với những ứng dụng của NFC ở khắp nơi, ẩn sau những thương hiệu cụ thể, mà không cần biết đến định nghĩa của NFC hoặc RFID!

máy in mã vạch Postek làm chủ công nghệ

đầu in máy in POSTEK

Nói tóm lại máy in mã vạch Postek làm chủ công nghệ là dòng máy in tem nhãn mã vạch tuyệt cú mèo nhất hiện nay với máy in êm, nhẹ chi phí, đầu in KYOCERA bá đạo dễ xài và cài đặt drivers cũng như có kèm phần mềm bản quyền miễn phí là quá rẻ cho người dùng. Phần mềm có chứng nhận UL, ULs là phần mềm nếu mua sẽ rất mắc tiền trong khi Postek tặng free cho khách hàng. Vậy còn chờ gì mà không mua ngay máy in mã vạch Postek làm chủ công nghệ cho mọi ứng dụng của mình. Nếu bạn chậm một giây trong hôm nay thì ngay mai là ngày mà đối thủ của bạn sẽ giết chết bạn. Hãy cùng mua máy in mã vạch Postek làm chủ công nghệ trong năm 2016 với nhà phân phối máy in Postek Vinh An Cư Bình Dương. Gọi cho Mr Vinh 0913988780. Mrs Bạch 0912665120 để nhận báo giá tốt nhất và nhiều ưu đãi hấp dẫn. Khuyến mãi tới hết tết âm lịch 2016. Được một cái là khi phân phối dòng máy in POSTEK Vinh An Cư đã chuẩn bị tất cả các loại phụ tùng bán kèm với máy in như giấy decal bế thành từng cuộn cũa hãng AVERY DENNISION, LINTEC, AMAZON, Vũ Hoàng Minh, Wan Hao, MK, 3 ngôi sao,….giấy bóng INDONESIA, giấy trắng mờ, giấy trắng bóng, giấy in tyvek, satin, ribbon của tất cả các hãng nổi tiếng và uy tín bậc nhất thế giới, thiết bị vật tư thay thế khi máy in hư cũ. Bạn mua hàng ở chúng tôi là mua tất cả trong một chứ khỏi lo mua cái này chỗ này mua cái kia chỗ kia làm loạn xà ngầu nhức cả cái đầu. Cám ơn các bạn đã đọc bài viết khá dài này. Mua máy in mã vạch Postek, giá máy in mã vạch Postek, mực cho máy in mã vạch Postek, đầu in cho máy in mã vạch Postek. Gọi Vinh 0913988780. [email protected]

máy in mã vạch Postek làm chủ công nghệ

mực in mã vạch Postek Wax Resin Wax và Resin